Thám tử tư điều tra: Cách chống hàng giả, hàng nhái bằng mã QR

(Thám tử điều tra hàng nhái hàng giả) Vừa qua, UBND Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương và Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, ứng dụng mã hình QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, chống gian lận thương mại.

Thám tử điều tra hàng giả


Trên cơ sở ý kiến của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đối với việc nghiên cứu, ứng dụng mã hình QR trên tem chống giả, tem xác thực để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa chống gian lận thương mại, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền giới thiệu chung các sản phẩm, ứng dụng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, chống gian lận thương mại, trong đó có “quy trình xác thực chống hàng giả”.

Sở Công Thương Hà Nội được giao chủ trì tổ chức giới thiệu đến các cơ quan chức năng theo chức năng, nhiệm vụ về đẩy mạnh việc sử dụng mã hình QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, chống gian lận thương mại.

Thám tử điều tra hàng nhái


Ngoài ra, Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn tính năng, công dụng và lợi ích khi sử dụng quy trình xác thực chống hàng giả đến người tiêu dùng; hợp tác với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích để tiếp cận nhà sản xuất, nhà phân phối sản phẩm, hàng hóa; giới thiệu, hướng dẫn tại chỗ cho người tiêu dùng khi tham gia mua sắm có nhu cầu tra cứu thông tin đối với sản phẩm, hàng hóa có gắn tem nhận diện kèm mã hình QR.

Mã hình QR code được sử dụng khá phổ biến trên thế giới từ nhiều năm qua và được ứng dụng nhiều nhất trong việc nhận diện thương hiệu hoặc danh tính cá nhân. Hầu hết những nhãn mác thông tin dài dòng, tốn kém chi phí in ấn đều đã được thay thế bằng QR code. Bằng thiết bị điện thoại thông minh có cài đặt sẵn các ứng dụng quét mã QR, người dùng có thể biết thông tin chi tiết cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm được mã hóa dưới dạng QR code.


Mã QR code là gì?

QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch "Mã phản hồi nhanh") hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.

QR Code (mã QR) được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota) vào năm 1994, có hình dạng bao gồm các điểm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên nền trắng. QR Code có thể được đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống.

Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn...

Mã QR khác mã vạch truyền thống ra sao?

Mã QR cũng tương tự mã vạch truyền thống bạn thường thấy trên các thùng hàng, các sản phẩm được người bán lẻ theo dõi quản lý kho hàng và giá sản phẩm trong kinh doanh. Điểm khác nhau giữa mã QR và mã vạch truyền thống là lượng dữ liệu chúng nắm giữ hay chia sẻ.

Các mã vạch truyền thống có các đường vạch thẳng dài một chiều và chỉ có thể lưu giữ 20 số chữ số, trong khi các mã QR hai chiều có thể lưu giữ thông tin hàng ngàn ký tự chữ số. Mã QR nắm giữ nhiều thông tin hơn và tính chất dễ dùng sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp nhỏ.

Xem thêm bài của Thám tử điều tra hàng giả hàng nhái:

Truy quét mạnh hàng giả, nhái trong dịp Tết Nguyên đán